Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV?

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng phát triển công việc của bạn trong tương lai. Những người xác định được điều này sẽ thể hiện được động lực phấn đấu và phát triển. Đây chính là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy được ở ứng viên. Do vậy mà mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần thể hiện một cách rõ nét về những định hướng trong công việc của bạn. Vậy, cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào? Nên viết gì để tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng. Cùng khám phá về mục tiêu nghề nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mục tiêu nghề nghiệp và những thông tin cơ bản

1.1. Bạn hiểu mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp trong tiếng anh là Career Objective chính là định hướng công việc của bạn trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là chỉ một vị trí, một đích đến mà bạn cần phấn đấu và đạt được trong lộ trình thăng tiến của bản thân ở lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Để có thể xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình thì bạn cần phải biết mình hợp với lĩnh vực, ngành nghề nào, điểm mạnh, điểm yếu trong công việc của mình là gì. Từ đó có thể biết được mục tiêu hướng đến sao cho phù hợp với khả năng của bản thân nhất. 

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Dựa trên mục tiêu nghề nghiệp mà bạn vạch ra trong CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ biết được phần nào về mục tiêu cá nhân trong công việc của bạn. Qua đó đánh giá liệu bạn có thực sự phù hợp và có đủ khả năng để có thể vượt qua vòng CV và dấn thân sâu hơn trong những vòng tiếp theo của quy trình tuyển dụng hay không.

Một cách tổng quát lại thì mục tiêu nghề nghiệp chính là đích đến trong công việc mà bạn vạch ra cho mình dựa trên sự thấu hiểu cũng như tham vọng của bản thân. Và việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào sẽ ảnh hưởng khá lớn tới kết quả ứng tuyển của bạn trong tương lai.

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp quan trọng như thế nào?

Thực tế, mục tiêu nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống cũng như quan trọng trong CV xin việc của bạn.

Khi có mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ xác định được điểm mình cần đến trong công việc là gì. Kết quả mà bạn cần đạt được cho sự cố gắng và phấn đấu của bản thân trong công việc ra sao. Đây chính là ngọn đèn soi sáng trong hành trình sự nghiệp của chính bạn.

Đối với mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn cho nhà tuyển dụng cơ hội hiểu rõ hơn về bạn. Thể hiện được tham vọng cũng như sự định hướng, lên kế hoạch rõ ràng cho con đường thăng tiến của bản thân. Bạn biết mình muốn gì và mình cần làm gì để đạt được những mục tiêu công việc đó.

Không phải tự nhiên mà nhà tuyển dụng vẫn hay hỏi “mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì” trong những buổi phỏng vấn. Việc đưa ra câu hỏi này cho thấy được tầm quan trọng của việc xác định được mục tiêu trong công việc như thế nào. 

Sự quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp
Sự quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp

Và để bạn có thể hiện một cách rõ ràng nhất về định hướng nghề nghiệp trong CV thì cách ghi mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho bạn. Sự rõ ràng và khoa học sẽ giúp bạn trở nên tinh tường hơn trên con đường phấn đấu và thể hiện được nhiều hơn trước nhà tuyển dụng.

Sự quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp còn lớn hơn khi bạn ứng tuyển vào những công ty có quy mô lớn. Mức lương và chế độ đãi ngộ càng tốt thì yêu cầu lại càng cao. Một ứng viên luôn hài lòng với những gì mình có không phải là ứng viên mà những công ty này mong muốn. Họ cần những ứng viên sẵn sàng cống hiến hết mình và luôn luôn nỗ lực để phát triển bản thân cũng như phát triển công ty. Và điều này sẽ thể hiện thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Tham khảo thêm: Những câu nói hay về mục tiêu nghề nghiệp

2. Nhà tuyển dụng thấy gì thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn?

Khi bạn ứng tuyển một vị trí nào đó, bạn viết CV xin việc và mục tiêu nghề nghiệp. cách ghi mục tiêu nghề nghiệp và nội dung bạn viết trong mục tiêu đó sẽ là cơ sở thông tin để nhà tuyển dụng đưa ra những đánh giá về chính bạn. Cụ thể hơn thì thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV, nhà tuyển dụng sẽ thấy được:

- Sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển

Với việc thể hiện lý tưởng, mục tiêu của bản thân trong công việc thì đây cũng là cách khiến bạn bộc lộ được tính cách của mình. Và chỉ với một vài thông tin ít ỏi này thì nhà tuyển dụng cũng sẽ có thêm cơ sở để đánh giá liệu bạn có phù hợp với công việc và vị trí này hay không.

Tất nhiên, không phải bất cứ công việc hay vị trí nào cũng đòi hỏi bạn phải có tham vọng hay đạt tới những chức vụ cao hơn. Vì thế mà bạn cần có một sự tư duy logic về người có thể thực hiện công việc này một cách tốt nhất sẽ là người như nào. Sự phù hợp sẽ giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng một cách rõ ràng hơn.

Nhà tuyển dụng thấy gì qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Nhà tuyển dụng thấy gì qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV

- Khả năng gắn bó với công ty của bạn

Có thể bạn chưa hoàn hảo về mặt năng lực, nhưng những mục tiêu bạn đưa ra đều gắn liền với công ty sẽ giúp bạn dễ có được một kết quả khả quan hơn. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng vậy, họ rất không mong muốn có được ứng viên sẽ rời đi sau khi được đào tạo một cách bài bản. Chính vì thế mà khi viết mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, hãy gắn liền với mục tiêu phát triển của công ty để cho thấy được khả năng gắn bó của bạn với công ty trong tương lai.

- Bạn có phải là người biết lên kế hoạch?

Việc bạn có một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp bạn thể hiện được việc bạn đã lên kế hoạch cho chính mình trong sự nghiệp của bản thân. Một người biết sắp xếp công việc một cách khoa học và có tầm nhìn xa sẽ có một tác phong làm việc chuyên nghiệp và mang đến hiệu quả cao hơn.

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào?

Cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV thực sự rất quan trọng. Bởi đây sẽ phản ánh được tính cách, con người bạn và tạo ra sự ảnh hưởng đến kết quả ứng tuyển sau này. Vậy, mục tiêu nghề nghiệp nên ghi gì? 

Để trả lời cho câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên viết gì thì ngay dưới đây sẽ là hướng dẫn dành cho bạn.

3.1. Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn chính là những mục tiêu nghề nghiệp mà bạn định ra ở trong tương lai gần. Đa số các mục tiêu này sẽ có phần đơn giản và dễ xác định hơn. Cùng với đó là khả năng thực hiện cũng rõ ràng hơn khi có tính thực tế cao. 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Trong trường hợp việc xác định mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn vẫn còn chưa dễ dàng với bạn thì bạn có thể dựa vào phần yêu cầu công việc trong tin tuyển dụng mà nhà tuyển dụng cung cấp. Việc đáp ứng được điều mà nhà tuyển dụng cần để xây dựng mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn. 

Tuy nhiên, cần lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của bản thân. Bạn không nên nói quá với việc đáp ứng 100% hay không hề biết tới những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra một cách tuyệt đối. Như vậy bạn sẽ bị nghi ngờ về tính chân thực cũng như khả năng bị loại ngay tức thì rất dễ xảy ra.

3.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong CV

Mục tiêu dài hạn chính là đích đến trong lộ trình thăng tiến sự nghiệp của bản thân bạn. Thông qua mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ thấy được mục đích bạn làm việc ở công ty là gì, bạn là người có chí tiến thủ và tinh thần cầu tiến hay không. 

Có thể nói, mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ phản ánh cũng như ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp trong tương lai của bạn. Bởi bạn sẽ cần vạch cho mình một con đường để đi đến vạch đích mà bản thân đã đề ra. Đó chính là yếu tố động lực mang tính quyết định để bạn ứng tuyển và phấn đấu.

Do vậy, để có thể tạo một dấu ấn mạnh hơn thì hãy gắn liền mục tiêu dài hạn của bạn với mục tiêu phát triển của công ty. Công ty phát triển thì bạn cũng sẽ có được những nấc thang mới trong sự nghiệp của mình. 

Và nếu như bạn cảm thấy không rõ ràng về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bản thân trong sự nghiệp thì hãy nhớ rằng, mục tiêu ngắn hạn chính là bàn đạp để bạn thực hiện và chinh phục mục tiêu dài hạn của mình. Tuy nhiên, hãy đưa ra những mục tiêu thực tế và phù hợp với khả năng ở thời điểm mà bạn vạch ra con đường sự nghiệp của chính mình.

Tham khảo thêm: Các bước thực hiện mục tiêu nghề nghiệp

Thể hiện những thông tin giá trị
Thể hiện những thông tin giá trị

4. Những lỗi hay gặp trong mục tiêu nghề nghiệp 

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thì những lỗi dưới đây bạn sẽ rất dễ dàng gặp phải.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung và không rõ ràng

Việc viết mục tiêu nghề nghiệp một cách chung chung sẽ không mang lại giá trị gì cho bạn. Ngược lại, còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn vì không thể hiện được nét riêng biệt cho mình cũng như trở nên nhạt nhòa trước những ứng viên khác với mục tiêu rõ ràng.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp viển vông, xa rời thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp là điều bạn mong muốn đạt được và đặt ra cho chính mình. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra cần phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế cũng như tình hình hiện tại. Việc đưa ra mục tiêu quá xa vời sẽ khiến cho giá trị của mục tiêu nghề nghiệp giảm đi rất nhiều và không mang lại hiệu quả gì cho bạn.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp dài dòng và lan man

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, yêu cầu đặt ra chính là sự ngắn gọn nhưng vẫn chi tiết và đầy đủ ý. Vì thế bạn cần cô đọng và hàm súc với những câu văn, thông tin mà mình đưa ra trong mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Không quá dài nhưng vẫn đầy đủ để nhà tuyển dụng hiểu được ý nghĩa một cách trọn vẹn.

Những lỗi hay gặp
Những lỗi hay gặp

- Viết mục tiêu nghề nghiệp không hướng tới giá trị mang lại cho công ty

Một mục tiêu rõ ràng, cụ thể thôi là chưa đủ. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty là gì. Đó mới chính là yếu tố giúp mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Tham khảo thêm: Các bước lập mục tiêu nghề nghiệp Smart chuẩn xác

Trên đây chính là chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp. Mong rằng, với những thông tin trên, bạn đã biết cách ghi mục tiêu nghề nghiệp sao cho ấn tượng nhất.

Bài Viết Liên Quan

Mục tiêu nghề nghiệp content marketing viết để thu hút như thế nào?

Mục tiêu nghề nghiệp content marketing viết để thu hút như thế nào?

Tất nhiên bạn cũng phải có cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV sao cho phù hợp với thể loại giấy tờ và đủ sức cuốn hút nhà tuyển dụng thì mới tạo ra kết quả mong chờ. Hãy cùng vieclambanhang247.com khám phá những bí quyết hiệu quả nhất để CV content marketing của bạn hoàn hảo nhờ có phần mục tiêu được trình bày hoàn chỉnh. 1. Hiểu rõ bản chất của mục tiêu nghề nghiệp content marketing Phần mục tiêu nghề nghiệp của một nhân viên content marketing trong CV chính là nội dung trình bày về định hướng phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai. Ứng viên có nhiệm vụ viết phần này hướng về những dự định sẽ làm trong tương lai để phục vụ trực tiếp cho công việc content marketing. Tương lai trong phần mục tiêu nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng quan tâm tại vị trí này đó là quãng thời gian từ gần tới xa trong vòng vài năm tới. Nó có nghĩa là bạn phải trả lời được câu hỏi bạn sẽ làm gì trong thời gian gần nhất, trong 1 năm, 3 năm, 5 năm, ... và tốt hơn hết là tại công ty của họ để tăng sức thuyết phục. Hiểu sâu bản chất của phần mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV Sở dĩ nhà tuyển dụng rất quan tâm phần mục tiêu nghề nghiệp content marketing là bởi vị mục đích cuối cùng họ mong muốn đó chính là tìm thấy định hướng chung giữa bạn và công ty. Vì thế không thể nào bạn xin việc vào công ty họ nhưng lại vẽ ra một tương lai phát triển ở một tập đoàn nào đó. Tất nhiều điều này vẫn được nhưng nó không phù hợp để đưa vào trong CV. Hãy viết những giá trị thể hiện rõ sự gắn bó của bạn với công ty đang ứng tuyển dù đó có là hoạch định trong vài năm tới của bạn. Tham khảo thêm: Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh 2. Mẹo viết trúng mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV 2.1. Viết mục tiêu đúng trong CV content marketing có lợi gì cho ứng viên? Một nhân viên content marketing nếu không biết được mục tiêu tương lai của mình với nghề là gì thì chứng tỏ người đó sẽ đem trạng thái mông lung của tâm trí vào trong công việc. Mọi sự vô định, không biết ý nghĩa của việc mình đang làm, đích mình cần đến là gì thì chắc chắn không thể làm tốt nhất công việc được giao. Nhất là đối với nghề content marketing, một nghề đòi hỏi sự sáng tạo về nội dung thì càng không thể chấp nhận được một tác phong làm việc không nhìn về tương lai như vậy. Những lợi ích lớn có được khi ứng viên biết cách trình bày CV content marketing phần mục tiêu nghề nghiệp Nhà tuyển dụng xem xét mục này trong CV trước tiên là để xác định dấu hiệu ứng viên đang ở trạng thái nào. Nó cho thấy rõ thái độ của ứng viên với nghề. Một thái độ không tốt đương nhiên không có lý do để chọn, chỉ có lý do để loại. Và không biết rõ những kế hoạch của bản thân trên hành trình sự nghiệp dù là gần nhất thì ứng viên đó chính là đang biểu hiện một thái độ không tốt với vị trí content marketing đang cần tuyển. Biết được điều này, bạn chớ nên hời hợt trong cách thể hiện phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV content marketing nhé. Thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp được đầu tư tốt sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đưa ra rất nhiều đánh giá tích cực về bạn. Trong mắt họ, bạn sẽ là một ứng viên nghiêm túc với nghề vì đã vạch ra được một chiến lược phát triển sự nghiệp tương lai bài bản. Nếu trong hành trình đó gắn liền cùng sự phát triển với công ty họ, điều này sẽ càng có lợi để bạn được chọn vì nhà tuyển dụng luôn cần tìm được nhân tài có khả năng thúc đẩy sự phát triển cho công ty. Viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào trong CV content marketing Một mục tiêu bài bản cũng là minh chứng cho tinh thần phấn đấu, cầu tiến của bạn trong công việc. Chính điều này sẽ là nền tảng để thúc đẩy ứng viên cũng như thúc đẩy chính tương lai phát triển của công ty. Như thế, với rất nhiều lợi ích, chúng ta không thể không đầu tư để phần mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV xin việc trở nên nổi bật và có sức hút mạnh sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Biết được giá trị của phần này, ai cũng muốn trình bày thật tốt song đó là một thử thách mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Nếu như trong tay bạn không có mẹo thì rất dễ biến phần mục tiêu nghề nghiệp content marketing nhạt nhẽo, chẳng có gì đặc biệt, thậm chí còn trở thành “gánh nặng” cho toàn bộ CV. Do đó, bài viết này mang tới cho bạn lý do thuyết phục rằng thời gian đầu tư vào nội dung này hoàn toàn có ích. Bởi, bạn không chỉ được thôi thúc rằng cần phải đầu tư tỉ mỉ cho phần mục tiêu nghề nghiệp mà còn có cơ hội đón nhận nhiều bí quyết giúp triển khai nội dung này hiệu quả. Và những bí quyết đó sẽ được nêu một cách rõ ràng ngay sau đây. 2.2. Bí quyết triển khai phần mục tiêu nghề nghiệp content marketing hiệu quả Để viết tốt nội dung cho mục này chúng ta cần phải hiểu được chính bản thân mình về những dự định muốn đặt vào tương lai và chắc chắn sẽ đạt được nó. Đây sẽ là cả một quá trình bao gồm những hành động, sự suy xét thấu đáo cho con đường sự nghiệp, là những hiểu biết sâu sắc về bản chất, giá trị của CV xin việc cũng như ý thức học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trình bày CV nói chung và trình bày mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV nói riêng. Như thế cũng có nghĩa rằng việc viết mục tiêu content marketing không thể cứ thế mà “đặt bút” để trình bày. Bí quyết triển khai hiệu quả mục tiêu trong CV xin việc content marketing Ở đây, vieclambanhang247.com đặt bạn vào cả một quy trình rộng lớn, đòi hỏi sự trải nghiệm sâu sắc về nghề content marketing để hiểu rõ mục tiêu cần đạt được của bản thân để từ đó làm chủ phần mục tiêu nghề nghiệp. Ngay bây giờ, theo dõi nội dung bên dưới để có cơ hội tạo được nội dung hoàn hảo cho phần Mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV xin việc bạn nhé. 2.2.1. Có cái nhìn đúng đắn về nghề content marketing Công việc content marketing đòi hỏi rất lớn về khả năng sáng tạo và dụng ngôn bởi chúng chính là chất liệu chính để hành nghề. Trong khi sự sáng tạo là vô hạn thì nghề không bao giờ chấp nhận dung nạp nhưng nhân lực không chịu sáng tạo. Ai trong chúng ta cũng được nói năng, giao tiếp nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật để tạo ra những nội dung “có tâm hồn”. Vì thế, mặc dù cơ hội nghề nghiệp ở mảng này rất lớn và không giới hạn nguồn lực song chẳng phải ai cũng có thể dễ dàng bước chân vào nghề nếu thiếu đi một trong hai yếu tố trên. Từ việc hiểu rõ hai yếu tố thuộc về giá trị ẩn sâu và không phải dễ dàng có được chỉ qua trường lớp đào tạo mà còn phải dựa vào vốn sống, lối sống và cách nhìn sâu sắc của mỗi người, bạn sẽ rất dễ hình dung ra được cần làm gì để giúp trình bày được nội dung mục tiêu content marketing thật nổi bật. Xác định đúng đòi hỏi nghề content marketing giúp bạn viết mục tiêu hiệu quả Cụ thế, cần xác định mục tiêu phải được xây dựng dựa vào việc xác định bản thân bạn có khao khát về sự đột phá so với mặt bằng chung hay không. Content là nghề sáng tạo trên nền tảng con chữ nhưng nó cũng có sự liên quan tới nhiều mảng khác như quảng cáo, truyền thông, thiết kế, ... Vì vậy, bạn có thể đưa ra mục tiêu về dự định sẽ học thêm các nghiệp vụ đó để lấy chất liệu phục vụ cho việc phát triển nghề content. 2.2.2. Tuân thủ nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp content marketing Bản CV content marketing nói chung được yêu cầu viết thật ngắn gọn vì thế mỗi phần trong đó cũng sẽ được trình bày súc tích. Vậy có nghĩa là việc chúng ta viết nội dung cho phần mục tiêu là rất nhanh chóng, có khi chỉ cần vài phút là hoàn thành. Tuy nhiên, nhanh không đồng nghĩa là không có sự đầu tư, chỉ viết với tâm lý viết cho xong. Để phần này vừa đáp ứng yêu cầu ngắn gọn lại vừa chuẩn chỉnh thì bạn hãy áp dụng những nguyên tắc sau đây: - Xác định chính xác và rạch ròi hai kiểu mục tiêu: ngắn hạn – dài hạn đối với nghề content marketing. - Nên chọn hình thức gạch ý để trình bày từng mục tiêu. Điều đó đương nhiên giúp “ý nào ra ý đó”, mỗi mục tiêu đều được xác định rất rành mạch. - Đưa mục tiêu hợp lý, có tính thực tế, tuyệt đối không nêu mục tiêu thiếu thiết thực, nghe viển vông vì cơ hội thực hiện được là không thể. Tham khảo thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp digital marketing Nguyên tắc viết mục tiêu trong mẫu CV content marketing Nhìn chung, việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp content marketing trong CV không phải chuyện dễ nhưng nó cũng không hề khó nếu như bạn có thể vận dụng cách thức đã được chia sẻ ở trên đây. Với vị trí thường xuất hiện thứ hai, ngay sau phần thông tin cá nhân, mục tiêu nghề content marketing sẽ được nhà tuyển dụng đọc được ngay trước khi tìm kiếm đến các thế mạnh về kỹ năng, trình độ hay kinh nghiệm. Vì thế, cố gắng làm cho phần này được thể hiện một cách xuất sắc, giàu thuyết phục sẽ là cách dọn đường cho bản CV của bạn từ tạo được ấn tượng tốt cho tới thuyết phục nhà tuyển dụng trao cơ hội tiếp theo đến bạn.

17/06/2022 Đọc tiếp >>
Thông tin các bước lập mục tiêu nghề nghiệp Smart chuẩn xác cho bạn

Thông tin các bước lập mục tiêu nghề nghiệp Smart chuẩn xác cho bạn

1. Bạn hiểu mục tiêu nghề nghiệp Smart là gì? Mục tiêu nghề nghiệp là sự định hướng, mục tiêu phát triển của ứng viên. Thông qua việc xác định mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên sẽ có động lực, sự chủ động trong công việc để đạt được điều mà mình mong muốn. Đây là yếu tố rất quan trọng với sự phát triển, thăng tiến của ứng viên cũng như trong quy trình tuyển dụng nói chung hiện nay. Mục tiêu nghề nghiệp Smart là gì Vậy, mục tiêu nghề nghiệp Smart là gì? Nó khác gì với mục tiêu nghề nghiệp mà ta đang nói đến? Thực tế thì mục tiêu nghề nghiệp Smart về cơ bản vẫn là mục tiêu nghề nghiệp mà chúng ta vẫn đặt ra cho bản thân để hướng tới những dự định đã đề ra đó. Tuy nhiên, những mục tiêu này sẽ được xác định và thiết lập dựa trên nguyên tắc Smart, một mô hình “thông minh” giúp các bạn có thể đặt ra mục tiêu mang tính thực tế và phù hợp hơn. Nói tới mô hình hay nguyên tắc smart thì đây là mô hình được tạo dựng dựa trên 5 yếu tố sau: - Specific (S): Sự cụ thể, dễ hiểu - Measurable (M): Đo lường được - Attainable (A): Sự khả thi - Realistic ( R ): Tính thực tế - Time-bound (T): Thời gian Mục tiêu nghề nghiệp Smart là mục tiêu được xác định dựa trên 5 yếu tố là sự cụ thể, khả năng đo lường được, có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế và được xây dựng theo từng khung thời gian cụ thể. Tham khảo thêm: Các bước thực hiện mục tiêu nghề nghiệp Được xâv dựng trên mô hình SMART 2. Mục tiêu nghề nghiệp Smart mang đến lợi ích gì? Mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng với mỗi ứng viên khi là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi sáng bước chân sự nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, mục tiêu nghề nghiệp Smart có lợi ích gì? Việc áp dụng nguyên tắc smart trong quá trình xây dựng và đề ra mục tiêu có thể mang đến kết quả gì nổi bật? Đây chắc hẳn là điều mà khá nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp Smart. 2.1. Giúp mục tiêu trở nên rõ ràng hơn Có một  thực tế là không phải ai cũng biết mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì, mình muốn đạt được điều gì trên hành trình sự nghiệp của bản thân. Sự mông lung không biết cách xác định khiến mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đưa ra trong CV xin việc trở thành một điều gì đó rất chung chung, không rõ ràng. Và đây sẽ là đối tượng bị nhà tuyển dụng loại đầu tiên. Với việc áp dụng Smart, ứng viên sẽ cần xác định được từng yếu tố cụ thể, từ đó, đưa ra được một sự tổng hợp chung nhất là mục tiêu nghề nghiệp. Chính điều này đã giúp cho mục tiêu nghề nghiệp được đưa ra trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. 2.2. Mục tiêu được phù hợp hơn Lợi ích của mục tiêu nghề nghiệp Smart Có những người có mục tiêu, nhưng mục tiêu ấy chỉ là bản thân suy nghĩ, cảm thấy hợp lý thì đề ra mà thôi. Việc đưa ra các mục tiêu không phù hợp với bản thân sẽ khiến cho mục tiêu trở nên khó thực hiện hơn rất nhiều. Vì thế mà việc xây dựng mục tiêu nghề nghiệp cần xuất phát từ chính bản thân bạn. Dựa trên nguyên tắc Smart, mọi yếu tố đều sẽ dựa trên chính bản thân bạn để có được thông tin tương ứng. Do đó mà đây sẽ là mục tiêu được xuất phát và đề ra từ bạn chứ không phải là học theo bất kỳ một ai khác. Mục tiêu nghề nghiệp phù hợp sẽ là mục tiêu nghề nghiệp có tính thực tế và tính khả thi. Qua đó bạn sẽ xác định rõ hơn về chặng đường sự nghiệp của chính mình. 2.3. Quá trình đặt mục tiêu hiệu quả hơn Việc xác định được đúng mục tiêu nghề nghiệp với bản thân đã là một phần thành công mà bạn có thể đạt được rồi. Việc còn lại chính là cố gắng, phấn đấu và nỗ lực để biến mục tiêu đó thành hiện thực mà thôi. Vì vậy, nguyên tắc Smart chính là công cụ tối ưu hóa được hiệu quả của quy trình đặt mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Đây chính là lợi ích quan trọng nhất của việc áp dụng Smart trong mục tiêu nghề nghiệp. Tham khảo thêm: Những câu nói hay về mục tiêu nghề nghiệp 3. Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp Smart như thế nào? Khi đã hiểu rõ được lợi ích của việc áp dụng mô hình Smart trong mục tiêu nghề nghiệp thì cách triển khai và tạo nên mục tiêu nghề nghiệp Smart như thế nào sẽ là yếu tố quan trọng bạn cần hướng đến. Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp Smart thế nào 3.1. Đảm bảo tính cụ thể  Yếu tố đầu tiên trong mô hình Smart là tính cụ thể (Specific), vì thế mà mục tiêu nghề nghiệp bạn đưa ra cần phải rõ ràng, tránh việc nêu ra mục tiêu một cách chung chung. Sự rõ ràng và cụ thể hóa sẽ được xác định dựa trên công thức 5W1H vô cùng quen thuộc. - Who: Đối tượng chính của mục tiêu - What: Điều bạn muốn đạt được là gì? - Where: Mục tiêu xuất phát từ đâu? - When: Đạt được mục tiêu này ở thời điểm nào? - Why: Lý do cần đạt được mục tiêu đó - How: Có thể đạt mục tiêu như thế nào? Mỗi một yếu tố khi được xác định cụ thể đều sẽ trở nên rõ ràng hơn. Chính vì vậy mà mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ được hình dung rõ nét nhất thay vì một điều chung chung nào đó được đưa ra mà ai cũng có thể phù hợp. Đảm bảo tính cụ thể 3.2. Đảm bảo khả năng đo lường được Một mục tiêu nghề nghiệp nếu như chỉ dừng ở mong muốn thì sẽ rất khó để có thể đạt được. Bạn cần tối ưu hóa sự cụ thể của mục tiêu để những điều đó đảm bảo được khả năng đo lường được. Ví dụ như một mức lương cụ thể trong một thời gian cụ thể sẽ là cách để mục tiêu của bạn trở nên dễ dàng để đo lường hiệu quả hơn rất nhiều. 3.3. Đảm bảo sự khả thi Tiêu chí thứ 3 trong smart đó chính là sự khả thi. Điều này có nghĩa là mục tiêu được đề ra phải đảm bảo bạn có thể thực hiện được. Sự khả thi này phải dựa trên nền tảng ở chính bạn, tức là bạn có đủ kinh nghiệm, đủ sự hiểu biết hay đơn giản là đủ về vốn hay bất cứ sự hỗ trợ nào mà bạn có và điều đó có thể giúp ích cho bạn trong việc đạt được mục tiêu đề ra. Những mục tiêu mà không có tính khả thi sẽ chỉ là những điều viển vông, việc bạn đặt ra mục tiêu mà mình không thể thực hiện được thì mục tiêu đó sẽ không có ý nghĩa gì cả và sự cố gắng, nỗ lực của bạn cũng trở nên công cốc. 3.4. Đảm bảo tính thực tế Tính thực tế (realistic) chính là nguyên tắc số 4 trong Smart. Theo đó, mục tiêu nghề nghiệp của bạn cần phù hợp với tình hình thực tế. Tức là nó không chỉ liên quan đến bạn mà còn liên quan đến doanh nghiệp bạn ứng tuyển. Sự thực tế ở đây được thể hiện thông qua việc mục tiêu nghề nghiệp của bạn gắn liền với mục tiêu chung của doanh nghiệp bạn ứng tuyển vào. Nó cho thấy được tầm nhìn và sự định hướng của bạn trở nên cụ thể, rõ ràng, đúng hướng và mang tính dài hạn hơn, đảm bảo được sự gắn kết và hợp tác trong tương lai giữa bạn và doanh nghiệp được bền chặt hơn. Đảm bảo tính thực tế 3.5. Đảm bảo tính thời gian Các mục tiêu được đặt ra cần kèm theo mốc thời gian cụ thể. 3 năm, 5 năm hay 10 năm,... bạn cần có một sự xác định chính xác cho từng mục tiêu của mình. Nếu như không có mốc thời gian thì nó sẽ giống như việc bạn chạy mà không có điều gì hối thúc vậy, bạn cứ chạy, cứ chạy, lúc thích thì nhanh, không thích thì chậm và việc tới đích vào lúc nào là quyền của bạn. Khi đó thì mục tiêu của bạn sẽ trở nên vô nghĩa và bạn sẽ không hề có động lực để bản thân cố gắng hơn.  Việc đề ra thời gian chính là bạn đang tạo một áp lực cho chính mình, điều này khiến bạn phải có sự quyết tâm và cố gắng nhiều hơn. Chỉ khi đó mục tiêu mới có thể đạt được theo đúng những gì bạn mong muốn. Tham khảo thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV? Trên đây là thông tin chi tiết về mục tiêu nghề nghiệp Smart. Mong rằng, bài viết đã hỗ trợ bạn một cách hiệu quả trong việc thiết lập và đề ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Từ đó có thể triển khai tốt hơn trong CV xin việc của mình và mang đến kết quả thuận lợi, ưng ý nhất.

07/06/2022 Đọc tiếp >>
Mục tiêu nghề nghiệp bếp và kinh nghiệm viết dành cho ứng viên mới

Mục tiêu nghề nghiệp bếp và kinh nghiệm viết dành cho ứng viên mới

1. Bạn hiểu gì về mục tiêu nghề nghiệp bếp? Mục tiêu nghề nghiệp bếp chính là 1 trong 5 danh mục quan trọng góp phần tạo nên thành công của ứng viên trong CV xin việc. Dù bạn xin vào bất cứ vị trí nào thì nó cũng không thể vắng mặt. Kể từ khi CV xuất hiện trên thị trường, hầu như không một cuộc ứng tuyển nào nó vắng mặt. Tất nhiên, ngoài trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và thông tin cá nhân của ứng viên, các nhà tuyển dụng còn mong muốn nắm rõ những mục tiêu, định hướng phát triển của ứng viên đó với công việc của mình. Bạn hiểu gì về mục tiêu nghề nghiệp bếp? Khi biết mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên bếp, các nhà hàng, khách sạn hay cơ sở ăn uống bất kỳ sẽ nhanh chóng đánh giá về sự phù hợp của ứng viên với định hướng phát triển kinh doanh của họ. Nếu phù hợp có thể bạn sẽ được đi tiếp, ngược lại sẽ phải nhường cơ hội cho người khác. Tham khảo thêm: Các bước thực hiện mục tiêu nghề nghiệp cho người chưa biết 2. Chia sẻ kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp ngành bếp hiệu quả Rất nhiều ứng viên khi tham gia ứng tuyển việc làm bếp thường bị rớt ngay từ vòng đầu tiên, lý do là vì mục tiêu nghề nghiệp không phù hợp hoặc thiếu sự chín chắn. Vậy đâu mới là mục tiêu nghề nghiệp làm hài lòng nhà tuyển dụng, kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn. 2.1. Mục tiêu nghề nghiệp bếp phải đảm bảo độ dài vừa phải Mục tiêu nghề nghiệp bếp là thông tin khá ngắn, độ dài vừa phải thường dao động từ 3 - 4 dòng. Nếu bạn trình bày theo 2 loại là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn thì mỗi loại sẽ tương ứng với 2 dòng là vừa đủ. Mục tiêu nghề nghiệp bếp phải đảm bảo độ dài vừa phải Nếu trình bày quá dài, bạn đang tự tạo cảm giác ngán ngẩm với thông tin của mình. Nhìn vào chúng nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không muốn đọc, chưa kể là nội dung lan man thì càng tệ hại. Tuy nhiên, nếu bạn viết quá ngắn, thậm chí cụt ngủn 1 câu thì vừa không thể hiện được ý đồ, đồng thời lại khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình ngay từ lần đầu nhìn thấy. Với những sơ ý vừa nêu, chắc chắn các chủ nhà hàng hay quản lý khách sạn sẽ chẳng dành thời gian để đọc bản CV xin việc của bạn thêm một giây phút nào nữa. 2.2. Nhấn mạnh định hướng bản thân trong tương lai Nhấn mạnh định hướng bản thân trong tương lai Khi viết mục tiêu nghề nghiệp bếp, các ứng viên không thể quên việc nhấn mạnh định hướng của bản thân trong tương lai. Tương lai ở đây phải đảm bảo là tương lai gần, đồng thời có cả tương lai xa để thông tin trở nên hấp dẫn. Nếu bạn không thể nhấn mạnh mục tiêu của mình với những mốc thời điểm cụ thể thì có lẽ bạn chưa thực sự được tin tưởng và trao cho cơ hội trở thành người đồng hành cùng với họ. Những định hướng của bản thân có thể là trở thành Bếp trưởng, Ca trưởng bếp hay quản lý của nhà hàng ăn uống,... Với mỗi mục tiêu này, bạn hãy kèm theo mốc thời gian phấn đấu cụ thể, chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng dù họ có khó tính đến cỡ nào. 2.3. Đừng quên sử dụng thuật ngữ chuyên ngành Đừng quên sử dụng thuật ngữ chuyên ngành Các thuật ngữ chuyên ngành bếp cũng sẽ giúp bạn phát huy hiệu quả nếu như biết sử dụng chúng đúng cách. Cụ thể, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể kèm theo một vài từ để thông tin của mình trở nên có giá trị. Bên cạnh đó, những thuật ngữ chuyên ngành sẽ giúp CV của bạn vươn lên TOP đầu khi nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên. Bởi lẽ, ngày nay hầu hết các website tuyển dụng đều ứng dụng công nghệ AI phục vụ cho việc tìm kiếm ứng viên chất lượng. Khi sử dụng thuật ngữ chuyên ngành bếp, lại ứng tuyển cho các vị trí ngành bếp thì việc CV của bạn xuất hiện lên trang đầu cũng là điều dễ hiểu. Những điều trên đây không quá khó để thực hiện đúng không nào, vậy nên nếu có cơ hội hãy áp dụng để mẫu CV xin việc của bạn trở nên ấn tượng và hoàn hảo nhất nhé. Tham khảo thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp khách sạn – nhà hàng 3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bếp cho một số vị trí cụ thể Trong ngành bếp, có khá nhiều vị trí khác nhau để bạn lựa chọn. Với mỗi vị trí bạn cần thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp riêng biệt, từ đó tạo ra nét đặc trưng của việc làm và chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu chưa biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành bếp, vậy hãy tham khảo một số gợi ý với từng vị trí cụ thể sau đây để hiểu rõ hơn nhé. 3.1. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp cho đầu bếp Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp cho đầu bếp Nếu ước mơ của bạn trở thành đầu bếp, chắc chắn ước mơ của bạn sẽ khác với những vị trí còn lại. Điều khác biệt này chính là thứ mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy. Vậy khi ứng tuyển vào vị trí này bạn sẽ viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào? Ví dụ: “Tôi mong muốn trở thành một đầu bếp giỏi, có tiếng tăm trong nghề và có thể thu hút được nhiều thực khách tới nhà hàng của mình. Trong tương lai, tôi mong muốn mình sẽ trở thành một Bếp trưởng, từ đó giúp đội ngũ đầu bếp tạo ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn hơn nữa.” 3.2. Mục tiêu nghề nghiệp cho phụ bếp Những người xin vào vị trí phụ bếp chắc chắn có mơ ước trở thành một đầu bếp chính hiệu, tuy nhiên bạn phải thể hiện nó như thế nào để nâng cao cơ hội trúng tuyển mới là điều quan trọng. Mục tiêu nghề nghiệp cho phụ bếp Gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sớm tìm ra giải pháp về cách viết mục tiêu cho vị trí này, cùng theo dõi nhé. Ví dụ: “Tôi mong muốn trở thành phụ bếp để phụ giúp đầu bếp những công việc vặt, đồng thời cũng góp công sức vào quá trình tạo ra những món ăn ngon giúp thực khách ngon miệng. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ cố gắng quan sát, học hỏi những kỹ năng mà đầu bếp đang có để lấy làm kinh nghiệm phát triển bản thân. Tôi sẽ phấn đấu hết khả năng của mình để trở thành một đầu bếp chính hiệu, có thể thực hiện niềm đam mê nấu nướng của mình, đồng thời cũng giúp nhà hàng hút về lượng khách đông đảo hơn.” 3.3. Mục tiêu nghề nghiệp cho Ca trưởng Bếp Ca trưởng Bếp là người nắm giữ vai trò quan trọng điều hành toàn bộ nhân viên khu bếp trong 1 ca làm việc của mình. Có thể bạn chưa biết đầu bếp sẽ không làm việc từ sáng đến tối, thay vào đó họ sẽ làm theo ca sáng - chiều hoặc bất cứ sự sắp đặt nào của nhà quản lý. Mục tiêu nghề nghiệp cho Ca trưởng Bếp Vậy Ca trưởng Bếp thì họ sẽ mong muốn định hướng phát triển của mình là gì? Cùng khám phá gợi ý cách viết dưới đây nhé. Ví dụ: “Với vị trí Ca trưởng Bếp, tôi luôn mong muốn mình nắm giữ trong tay tất cả các nghiệp vụ về bếp đang diễn ra trong nhà hàng. Bên cạnh đó có thể giúp nhà quản lý điều hành bộ phận bếp theo một quy trình bài bản và chuyên nghiệp. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng nỗ lực để trở thành một người quản lý gương mẫu, giỏi nghiệp vụ để đồng hành cùng nhà hàng trong lâu dài.” Mục tiêu nghề nghiệp bếp chính là yếu tố vô cùng cần thiết và quan trọng trong CV xin việc, vậy nên nếu có nhu cầu ứng tuyển vị trí này bạn đừng quên áp dụng các nguyên tắc mà vieclambanhang247.com chia sẻ sau đây nhé.

01/06/2022 Đọc tiếp >>