Đàm phán là gì? Tham khảo những kỹ năng đàm phán hiệu quả nhất

Đàm phán là một kỹ năng quan trọng bậc nhất về thuyết phục người khác. Đàm phán là gì và những kỹ năng gì để đàm phán hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo.

Đàm phán là một kỹ năng quan trọng bậc nhất về thuyết phục người khác, xuất hiện ở tất cả các dạng giao tiếp của con người. Vậy đàm phán là gì và cần những kỹ năng gì để đàm phán hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Theo bạn, đàm phán là gì?

Bản chất của đàm phán là kỹ năng thuyết phục người khác mà bạn có thể học và áp dụng ở mọi lúc mọi nơi, mọi vấn đề của cuộc sống, ở nhiều dạng, nhiều cấp độ từ cá nhân đến giữa các quốc gia để đạt được mục đích cả 2 bên cùng có lợi.

Đàm phán là gì rất quan trọng trong kỹ năng mềm

Tại sao phải đàm phán? Đàm phán là một kỹ năng quan trọng bậc nhất, xuất hiện ở tất cả các dạng giao tiếp của con người. Kỹ năng đàm phán quyết định đến 80% thành công của con người trong mọi lĩnh vực. Càng đàm phán giỏi, bạn càng nhận được nhiều lợi ích hơn và đối tác của bạn cũng vậy.

Tham khảo thêm: Tagline là gì?

2. Đàm phán như thế nào để đạt hiệu quả

Đàm phán là cuộc thuyết phục đối tác mở cửa vào 4 thế giới của họ:

- Thế giới tâm linh: 20% năng lượng

- Thế giới cảm xúc: 64% năng lượng

- Thế giới tinh thần: 12,8% năng lượng

- Thế giới lý trí: 3,2% năng lượng

Hiểu rõ cách ứng xử cảm nhận của đối tác ở mỗi thế giới để lựa chọn phương thức phù hợp:

- Thế giới tâm linh: giác quan tổng hợp

- Thế giới cảm xúc: thị, thính và xúc giác

- Thế giới tinh thần: Thị và thính giác

- Thế giới lý trí: 1 trong 3 giác quan chính

Tinh thần đàm phán để 2 bên cùng thắng lợi: Đàm phán chỉ thành công khi cả hai bên đều có được cái mình muốn và đều nghĩ rằng mình chiến thắng. Trong đàm phán, hai bên thường thực sự muốn hai điều khác nhau, ở các thời điểm khác nhau, nếu cùng một thứ thì ở mức độ có thể dung hòa được.

Cách học đàm phán là gì hiệu quả nhất

Hiểu và sử dụng bí quyết đầu tiên và cơ bản đó là hỏi. Hỏi là vũ khí mạnh mẽ trong giao tiếp của con người, ai ra các câu hỏi thì người đó có quyền kiểm soát. Nếu bạn không hỏi, câu trả lời sẽ là 100% không. Nếu bạn hỏi, bạn tăng thêm 50% cơ hội chiến thắng.

Hãy tạo sự thân thiện với đối tác. Thực chất là mọi người thường sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ những người họ thích và có thiện cảm. Để làm được điều đó, bạn nên hãy tìm và chia sẻ những điểm chung (đồng hương, đồng sở thích, tính cách, đồng quan điểm…) đưa ra ngay từ ban đầu trong phương án hợp tác thay vì tranh chấp để giành chiến thắng. Đặc biệt không được phê phán đối tác đàm phán.

Luôn biết chuẩn bị đối tác muốn để đàm phán. Khi đàm phán, đối tác chỉ quan tâm đến cái họ muốn và cố gắng đạt được nó, hãy luôn biết đặt mình vào vị trí, địa vị của đối tác để suy nghĩ và suy đoán mọi việc. Nếu bạn chỉ quan tâm đến cái mình muốn mà không quan tân đến điều người khác muốn, bạn sẽ khó tìm ra giải pháp mà 2 bên cùng muốn.

Đừng cố tỏ ra thông minh qua trong đàm phán. Chiến lược này dựa trên tâm lý của con người, sàng giúp đỡ những người kém hơn mình. Khi đàm phán, nếu có thể, bạn nên càng tỏ ra ít thông minh càng tốt. Câu nói cửa miệng của chiến lược này là: Help me, please, Làm ơn giúp tôi!

Hãy dùng uy tín ở bên thứ 3. Sử dụng người cố vấn, giấy tờ chứng nhận có uy tín để làm tem bảo hành trong đàm phán. Cố vấn luôn là cái van an toàn cần có trong đàm phán vì đối tác đàm phán luôn tôn trọng và không làm mất lòng uy tín bên thứ 3.

Dùng các mẫu in sẵn trong đàm phán để làm thuận lợi việc đàm phán bởi vì mọi người đều tránh sửa chữa những cái đã có sẵn từ trước. Các biểu mẫu, chữ in sẵn có sức mạnh “quá khứ” của nó, khiến mọi người dễ chấp nhận.

Áp dụng nguyên tắc “khan hiếm”. Mọi người sẽ trân trọng những gì mình “suýt” không có được. Cơ hội dường như “có giá trị” hơn với chúng ta khi sự tồn tại của nó là có hạn, ý nghĩa về sự một đi không trở lại đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định của con người. G.K.Chesterton đã từng nói: “Cách yêu thứ gì đó là nhận ra rằng nó có thể mất đi”.

Tham khảo thêm: Những quy định về chữ ký hợp đồng, hóa đơn cần biết

Đàm phán là một kỹ năng quan trọng quyết định đến sự thành công trong một cuộc giao tiếp. Hy vọng những chia sẻ trên, vieclambanhang247.com sẽ giúp bạn hiểu đàm phán là gì và những kỹ năng cần thiết để đàm phán hiệu quả.

>> Bài liên quan:

Bài Viết Liên Quan

Kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả và thành công đáng học hỏi

Kỹ năng bán hàng qua điện thoại hiệu quả và thành công đáng học hỏi

1. Vì sao cần có kỹ năng bán hàng qua điện thoại? Bán hàng qua điện thoại (telesale) là một hình thức nhận được sự tương tác, phản hồi của khách hàng khá cao và tiếp thị đến khách hàng sẽ dàng mà không cần gặp mặt trực tiếp. Kỹ năng bán hàng qua điện thoại tìm kiếm được nhiều khách hàng Thay vì gặp mặt trực tiếp, bạn chỉ cần có data của khách hàng, nhấc điện thoại lên và bắt đầu quá trình tiếp thị. Với cách này, bạn dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm nhanh chóng các khách hàng tiềm năng. Bằng giọng nói khôn khéo và kỹ năng bán hàng qua điện thoại, bạn sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, bị thu hút bởi sản phẩm, từ đó chốt sale và tăng doanh số cửa hàng hiệu quả. Tuy nhiên, với cách bán hàng này, khả năng khách từ chối khá cao và có vẻ như bạn đang làm phiền khách hàng. 2. Kỹ năng bán hàng qua điện thoại bạn cần nắm rõ Bạn là người chủ động trong cuộc gọi của khách hàng, do đó có tới 90% cuộc trò chuyện qua điện thoại tỷ lệ với khả năng chốt đơn thành công của bạn. Để có thể bán hàng thành công, bạn cần có các kỹ năng bán hàng qua điện thoại sau đây: 2.1. Cân nhắc thời gian gọi Thời gian gọi điện thoại cho khách hàng cực kỳ quan trọng, quyết định một phần tới tỷ lệ thành công của bạn. Khoảng thời gian phù hợp để bạn gọi cho khách hàng là từ 10 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều, khoảng thời gian này hầu hết khách hàng đều khá thoải mái khi tiếp nhận cuộc gọi và đã bớt căng thẳng trong giờ làm việc. Cân nhắc thời gian gọi phù hợp Lưu ý rằng bạn không nên gọi vào giờ nghỉ trưa, buổi sáng sớm, giờ ăn cơm tối hay đêm khuya, đây là thời điểm rất nhạy cảm, khách hàng sẽ không tiếp nhận cuộc gọi của bạn, thậm chí còn tỏ ra cáu gắt và bực bội với bạn. 2.2. Mở đầu bằng lời chào nhiệt tình Bởi bạn không thể hình dung ngoại hình của đối phương mà chỉ tiếp nhận qua giọng nói, do đó bạn cần phải chào hỏi sao cho thân thiện và nhiệt tình, tỏ rõ thiện chí của bạn. Bạn hãy thể hiện thái độ hiếu khách, thân thiện bằng giọng nói của mình để thuyết phục khách hàng nghe điện thoại và mở lời nói chuyện với bạn. Khi khách hàng nghe điện thoại, hãy chào hỏi lịch sử và nêu rõ mục đích bản thân mình gọi đến cho khách hàng. Một telesale cơ bản cần phải biết chào hỏi đúng nơi đúng chỗ, thể hiện lịch sự, thân thiện và tôn trọng đối với khách hàng của bạn. Để cuộc gọi diễn ra suôn sẻ, bạn đừng quên gửi lời chào trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện nhé! 2.3. Giọng nói Một kỹ năng bán hàng qua điện thoại khác bạn cần có được chính là giọng nói, quyết định đến 80% sự thành công của cuộc gọi và còn 20% còn lại phụ thuộc vào quá trình trao đổi của bạn với khách hàng. Tỷ lệ thành công của cuộc gọi sẽ cao hơn nếu bạn có một giọng nói thu hút, tinh thần thoải mái và có cách ứng xử thông minh. Khi gọi điện thoại, bạn nên chọn những địa điểm yên tĩnh và tránh ồn ào để thể hiện cho khách hàng rằng bạn cực kỳ tôn trọng họ. Giọng nói cần thoải mái và thu hút 2.4. Lên kế hoạch cụ thể và xây dựng tâm trạng thoải mái Trước khi gọi điện cho khách hàng, bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch và kịch bản cụ thể, gồm có: Mỗi ngày cần bao nhiêu cuộc gọi, thời gian gọi điện, số khách hàng tiếp cận, tỷ lệ đơn hàng thành công… Từ đó, bạn có thể có những mục tiêu, định hướng cụ thể để nhanh chóng hoàn thành công việc. Trước khi gọi điện cho khách hàng, bạn cũng nên giữ tâm trạng thật thoải mái, giúp bạn tự tin, thoải mái trò chuyện với khách hàng và nhanh chóng giải quyết vấn đề của khách hàng linh hoạt. Điều này cũng giúp khoảng cách của bạn và khách hàng được rút ngắn, tạo thiện cảm và giúp bạn gần gũi với khách hàng hơn. 2.5. Nói chuyện với tốc độ phù hợp, nhấn nhá vừa phải Khi gọi điện cho khách hàng, bạn cần chú ý giọng nói của mình nhấn nhá và rõ ràng, nói với tốc độ vừa phải, không quá nhanh và quá chậm. Tuy không gặp mặt trực tiếp, nhưng nếu bạn biết cách lấy lòng khách hàng qua giọng nói, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Nói chuyện với tốc độ phù hợp Do đó, kỹ năng bán hàng qua điện thoại không thể thiếu tốc độ giọng nói từ tốn và nhẹ ngành, lắng nghe thái độ của khách hàng và chỉ tập trung vào mục đích cuộc gọi. Điều tối kỵ mà bạn cần lưu ý là không khiến khách hàng hiểu lầm bằng việc nói ngắt quãng giữa chừng, nói tông giọng quá thấp hoặc quá cao khiến khách hàng từ chối và cảm thấy không có thiện cảm với bạn. 2.6. Đi thẳng vào vấn đề Để tránh khách hàng cúp máy ngang vì không có nhu cầu, bạn nên chốt đơn nhanh chóng và gây ấn tượng với khách hàng trong 10 giây đầu tiên, nên đi thẳng vào vấn đề và mục đích bạn gọi điện cho khách hàng. Điều bạn cần lưu ý là đừng kể quá nhiều về doanh nghiệp mà bản thân, thay vào đó bạn hãy nói đến những giá trị mà dịch vụ, sản phẩm của bạn mang đến cho khách hàng. Bởi bán hàng qua điện thoại nên bạn cần tận dụng từng giây từng phút, nêu rõ mục đích bạn thân gọi điện đến và thuyết phục khách hàng bằng những giá trị sản phẩm. Đi thẳng vào vấn đề trọng tâm 2.7. Không cướp lời và lắng nghe khách hàng Dù khách hàng có nói những điều làm bạn không hài lòng, hoặc họ muốn chia sẻ những câu chuyện, cảm nhận của họ, bạn không nên tỏ rõ thái độ với khách hàng mà hãy tập trung lắng nghe, đảm bảo bạn vẫn lắng nghe những tâm sự của họ, dù chủ đề mà khách hàng nói không đúng nội dung mà bạn muốn truyền tải. Khi có được niềm tin và thiện cảm của khách hàng, họ sẽ dàng mua sản phẩm của bạn hơn. Để tránh khách hàng khó chịu và cúp máy ngang, bạn không nên cướp lời của khách. 2.8. Đừng quên tạm biệt khách hàng Dù khách hàng có đồng ý mua sản phẩm hay không, bạn cũng đều nên cảm ơn và chào hỏi khách hàng khi kết thúc cuộc gọi, điều này thể hiện sự lịch sự, gần gũi và tôn trọng khách hàng, cũng như họ biết được cuộc nói chuyện đã kết thúc, tránh cúp máy ngang khi chưa chào khách hàng. Đừng quên tạm biệt khách hàng Lưu ý rằng nếu khách hàng không đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ thì bạn cũng nên cảm ơn khách hàng đã dành thời gian cho mình. Còn nếu chốt thành công, bạn hãy cảm ơn và nêu rõ thông tin sản phẩm, dịch vụ và xác nhận lại thông tin của khách hàng trước khi cúp máy. Trên đây là những kỹ năng bán hàng qua điện thoại giúp bạn tăng tỷ lệ thành công cao hơn. Những kỹ năng kể trên vô cùng quan trọng, quyết định tới việc khách hàng có đồng ý mua sản phẩm của bạn hay không. Sau khi gọi điện cho khách hàng, bạn cũng nên rút ra bài học bằng cách hỏi đồng nghiệp những chỗ còn thiếu sót hoặc tự ghi âm lại để rút kinh nghiệm cho lần sau.

24/10/2022 Đọc tiếp >>
Muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu? Kinh nghiệm bán hàng online

Muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu? Kinh nghiệm bán hàng online

1. Muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu? Kinh nghiệm tìm nguồn hàng 1.1. Xác định được mặt hàng mình bán Để dễ dàng tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu?” thì trước tiên bạn cần phải xác định được mặt hàng mà bạn muốn bán. Khi bán hàng online bạn có thể bán rất nhiều thứ, từ đồ ăn, quần áo, đến các loại phụ kiện, đồ trang điểm, đồ điện tử, đồ trang trí… Trước tiên bạn cần xác định được mặt hàng mình muốn bán Sau khi đã xác định được loại mặt hàng mình muốn bán thì bạn sẽ có thêm cơ sở để tìm kiếm nguồn hàng online. Hiện nay internet và các phương tiện vận chuyển rất phát triển, bởi vậy việc tìm kiếm nguồn hàng online không hẳn quá khó khăn. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn hàng và bạn cần tìm hiểu kỹ càng để mua được hàng tốt với mức giá hợp túi tiền nhất. Vậy muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này trong phần tiếp theo nhé! 1.2. Những nguồn tìm hàng online có thể tận dụng 1.2.1. Tìm trên Google “Cái gì không biết thì tra Google”. Nói như vậy để thấy được rằng bạn có thể tìm kiếm mọi thứ trên Google, kể cả tìm nguồn hàng online. Nếu bạn đã xác định được mặt hàng mình muốn kinh doanh online thì đến bước này bạn chỉ cần tìm kiếm với từ khóa tương ứng là được. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm vào một số từ khóa phụ bên cạnh từ khóa chính để làm rõ hơn tiêu chí tìm kiếm. Google thực sự là một kho tài nguyên khổng lồ mà nếu biết cách khai thác sức mạnh của nó bạn sẽ được lợi rất nhiều. Google chứa đựng một kho tài nguyên khổng lồ Sau khi đã tìm kiếm được những nguồn hàng ưng ý, bạn hãy tiếp tục lựa chọn ra khoảng 5 nhà cung cấp màn bạn đánh giá có mức độ uy tín cao nhất, sau đó so sánh các mặt hàng mà họ cung cấp, giá sỉ và chính sách bán hàng. Nếu ưng ý với điều kiện của nhà cung cấp nào thì hãy liên hệ trực tiếp với họ để đàm phán chi tiết hơn. 1.2.2. Tìm trên Facebook Facebook là một trong những nền tảng bán hàng online phát triển mạnh mẽ nhất và cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Mạng xã hội này sở hữu rất nhiều người dùng và nếu bán hàng trên đây thì sản phẩm của bạn có thể tiếp cận đến hàng triệu người. Bên cạnh đó, nếu như bạn đang muốn tìm kiếm nguồn hàng thì Facebook có thể giúp bạn làm điều này trong một vài tích tắc. Chỉ cần gõ đúng từ khóa vào thanh tìm kiếm Facebook thì bạn có thể tìm thấy rất nhiều trang hoặc tài khoản cá nhân bán loại hàng hóa đó. Không chỉ thế, Facebook cũng giúp bạn có một phương thức liên lạc trực tiếp với người bán hàng, rất nhanh chóng và tiện lợi. Tìm kiếm nguồn hàng ổn định trên Facebook 1.2.3. Tìm trên các trang web chuyên sỉ Như đã chia sẻ, việc bán hàng online hiện nay đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Sự phát triển của internet cũng giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối có thêm phương tiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng. Bạn có thể truy cập các trang web chuyên bán sỉ để tìm nguồn hàng. Hiện nay có nhiều trang web là “sàn” sinh hoạt chung của các nhà cung cấp với giá bán sỉ rất phải chăng. Tuy vậy, trước hiện tượng tôm cá lẫn lộn trên mạng internet, bạn cần phải tỉnh táo và xác minh thông tin một cách cẩn thận để tránh rơi vào cạm bẫy của những kẻ lừa đảo 1.2.4. Nhập hàng về từ nước ngoài Hội chị em kinh doanh online đang truyền tai nhau nhiều nguồn hàng giá rẻ từ nước ngoài, chẳng hạn như hàng Quảng Châu, hàng Taobao hay 1688… Nếu có đủ điều kiện thì bạn có thể ra nước ngoài mua hàng và vận chuyển về Việt Nam. Như vậy bạn có thể tự tay lựa chọn hàng hóa ưng ý nhất và vận chuyển số lượng lớn. Nhập hàng về từ nước ngoài Nếu không có điều kiện đi nước ngoài lấy hàng, bạn cũng có thể gom hàng trên các trang web thương mại điện tử nước ngoài và đặt ship về Việt Nam. Bạn cũng có thể đặt hàng thông qua các công ty chuyên order hàng nước ngoài, tuy nhiên sẽ mất một khoản chi phí cho mỗi đơn hàng. 1.2.5. Tìm nguồn hàng ở các chợ bỏ sỉ truyền thống Nếu bạn muốn tìm kiếm những nguồn hàng sỉ giá rẻ thì các chợ bỏ sỉ truyền thống cũng là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Chợ An Đông, chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân… là những khu chợ đầu mối nổi tiếng. Tại đó có rất nhiều hàng thùng, hàng hóa đổ đống giá rẻ. Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn nên đi cùng những người đã có kinh nghiệm, bởi ở chợ đầu mối có rất nhiều loại hàng hóa và nếu không có kinh nghiệm thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm được nguồn hàng tốt giá rẻ. 1.2.6. Tìm kiếm tại các xưởng gia công Một nguồn hàng online chất lượng không kém nữa mà bạn không nên bỏ qua đó là các xưởng gia công. Mua hàng tại xưởng vừa được hưởng mức giá rất hợp túi tiền, lại vừa đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Tìm kiếm tại các xưởng gia công Hơn nữa, hàng hóa tại các xưởng gia công luôn ăn theo xu hướng mới của thị trường, bởi vậy mà bạn không cần quá lo lắng hàng hóa sẽ bị lỗi thời. Tuy nhiên, để tìm được xưởng gia công chất lượng cao là không hề dễ dàng. Hơn nữa, bạn cũng cần chuẩn bị một số vốn mua hàng khá lớn. 2. Tự sản xuất hàng hóa để bán online Có một phương án khác dành cho những bạn bán hàng handmade, bán các loại thực phẩm hoặc đồ ăn vặt online đó là tự sản xuất hàng hóa để bán. Như vậy vừa giúp giảm thiểu chi phí mua hàng, lại vừa tăng thêm uy tín cho các sản phẩm bạn bán ra. Những gì bạn cần là tìm kiếm được một công thức ưng ý và được đánh giá cao nhất. Sau đó bạn dựa trên công thức đã tìm được để nhập các loại nguyên liệu và mua sắm thêm các dụng cụ , trang thiết bị cần thiết. Cuối cùng là bắt tay vào sản xuất. Đừng lo sợ thất bại bởi sau thất bại bạn sẽ rút ra được bài học để hoàn thiện tay nghề hơn. Sau khi kiểm tra thử sản phẩm thành công thì bạn có thể bắt đầu bán ra  thị trường. Tự sản xuất hàng hóa để bán online Trên đây, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những cách để tìm kiếm nguồn hàng online, qua đó giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cao và ổn định giúp bạn phát triển việc buôn bán. Bạn cũng có thể tự mình sản xuất hàng hóa để bán. Khi đó, thay vì tìm kiếm nguồn hàng thì bạn sẽ tìm kiếm nguồn nguyên liệu.

10/10/2022 Đọc tiếp >>
Đâu là cách tăng doanh số bán hàng phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Đâu là cách tăng doanh số bán hàng phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

1. Xem xét nhu cầu của khách hàng Khách hàng là yếu tố trung tâm cho mọi hoạt động bán hàng và mọi lý thuyết về quy trình bán hàng. Chính vì vậy, ý tưởng đầu tiên trong số các cách tăng doanh số bán hàng đó là doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu của khách hàng và triển khai các chiến lược tiếp thị xoay quanh những nhu cầu ấy. Bán hàng dựa trên nhu cầu của khách hàng Bạn cần bỏ công sức ra để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về những nhu cầu, vấn đề, thách thức mà khách hàng đang phải đối mặt, sau đó cung cấp những giải pháp có thể giải quyết những thách thức và đáp ứng được nhu cầu của họ. Bạn cần cho khách hàng thấy được cách thức mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giúp khách hàng vượt qua những nan đề mà họ đang phải đối mặt. 2. Tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp hoặc thương hiệu Ở đây, chúng ta đang đề cập đến những giải pháp nhằm tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp hoặc thương hiệu đối với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Bạn chỉ bán được hàng hóa khi khách hàng biết đến và nhớ về sự tồn tại của bạn. Chính vì vậy, “sự hiện diện” là rất quan trọng. Hai đối tượng mà bạn cần hướng đến đó là khách hàng hiện tại (khách hàng cũ) và khách hàng mới. Điều này liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng và tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được càng nhiều khách hàng trung thành càng tốt. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc khách hàng hiện tại. Khách hàng có xu hướng gắn bó và sử dụng lại những sản phẩm của bạn nếu chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt. Tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp hoặc thương hiệu Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần duy trì công tác tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. Lượng khách hàng tiềm năng lớn là cơ sở để chuyển đổi khách hàng hiệu quả. Để làm tốt điều này, trước tiên doanh nghiệp cần tăng cường định vị thương hiệu và nhận diện thương hiệu. 3. Chiến lược sản phẩm Trong số các cách tăng doanh số bán hàng, không thể chỉ nói đến khách hàng mà xem nhẹ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm quyết định đến 70% trải nghiệm của khách hàng. Để tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tung ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của bạn cần giải quyết được những nhu cầu của khách hàng và sở hữu những ưu thế vượt trội để cạnh tranh với những đối thủ khác. 4. Tính duy nhất hoặc độc quyền của sản phẩm Thêm một khía cạnh nữa liên quan đến sản phẩm mà chúng ta đề cập đến trong khi tìm giải pháp để nâng cao doanh số bán hàng. Giả sử doanh nghiệp của bạn cho ra mắt những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đảm bảo doanh số bán hàng sẽ tăng lên. Lý do là những đối thủ khác cũng có thể tung ra những sản phẩm tương tự, thậm chí còn tốt hơn. Nghiên cứu những tính năng độc quyền của sản phẩm Vậy làm thế nào để khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn mà không phải những thương hiệu khác? Đáp án ở đây chính là tính duy nhất hoặc tính độc quyền. Hiểu một cách đơn giản thì sản phẩm của bạn phải có một hoặc một vài tính năng mà những đối thủ khác không có. 5. Chiến lược tiếp thị nhất quán Việc kinh doanh không phải lúc nào cũng “trôi chảy” và “bùng nổ”. Để thúc đẩy doanh số bán hàng thì không thể bỏ qua khâu tiếp thị. Doanh nghiệp cần làm tốt hoạt động tiếp thị, hơn nữa phải là tiếp thị nhất quán và có hiệu quả. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ tiếp thị xuất sắc. Nếu đội ngũ tiếp thị của doanh nghiệp làm việc không hiệu quả, thì hãy mạnh dạn mang về những nhân tố mới hoặc thậm chí là “thay máu” toàn bộ đội ngũ tiếp thị. Tiếp thị có vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 6. Khai thác tối đa khách hàng hiện tại Mặc dù doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm khách hàng mới, tuy nhiên bạn đừng quên rằng khách hàng hiện tại mới là những người đóng góp phần lớn vào doanh số bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp. Khai thác tối đa khách hàng hiện tại Bên cạnh đó, việc bán hàng cho khách hàng hiện tại dễ dàng hơn bán hàng cho khách hàng mới. Khách hàng hiện tại là những người đã hiểu về sản phẩm của bạn và cũng đã trải nghiệm sản phẩm. Vì vậy nên bạn có cơ sở để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng các sản phẩm của mình. Để khai thác tối đa khách hàng hiện tại, bạn có thể nghĩ đến những phương án giúp gia tăng số lượng sản phẩm trong mỗi giao dịch mua sắm hoặc tiếp thị sản phẩm mới. Bên cạnh đó, bạn có thể hành động theo một chiều hướng khác đó là tăng tần suất mua hàng. Trong thực tế bán hàng, doanh nghiệp có thể tung ra các chương trình khuyến mãi dựa trên mức độ thân thiết của khách hàng, tổng giá trị giao dịch hoặc khuyến mãi độc quyền dành cho khách hàng trung thành. Bạn cũng cần tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng hiện tại bằng cách thường xuyên liên lạc để khảo sát về trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, hãy tăng thêm giá trị cho các dịch vụ sẵn có. Bên cạnh đó, hãy đưa ra câu hỏi để gợi ý cho khách hàng giới thiệu thêm những khách hàng mới. Không có phương pháp marketing nào hiệu quả hơn bằng việc để chính khách hàng marketing cho mình. Hãy để chính khách hàng marketing cho thương hiệu của mình 7. Tại sao khách hàng lại mua hàng của bạn? Đây là một câu hỏi tưởng chừng như rất cơ bản nhưng lại là một trong những mệnh đề mấu chốt khi bạn tìm cách tăng doanh số bán hàng. Đây là phương pháp luận giúp bạn nhìn nhận lại một cách tổng quát nhất về tất cả những ưu thế và hạn chế của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó biết cách phát huy những ưu thế và lần lượt giải quyết từng hạn chế. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra những bình luận, đánh giá trên fanpage, hội nhóm, dưới video đăng trên mạng xã hội và khảo sát ý kiến khách hàng để hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Sự tương tác với khách hàng là rất cần thiết để chứng minh rằng doanh nghiệp thực sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng và lắng nghe những ý kiến nhận xét, đóng góp từ họ. 8. Lời kêu gọi hành động rõ ràng Doanh nghiệp có thể thông qua nhiều phương thức khác nhau để tiếp xúc với khách hàng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ tiếp xúc thôi là chưa đủ. Điều bạn cần làm được đó là dẫn dắt, điều khiển nhận thức của khách hàng và đưa ra lời kêu gọi hành động một cách hiệu quả. Mọi thông điệp đều cần đi kèm với lời kêu gọi hành động Bạn cần khiến cho khách hàng hiểu được rằng sản phẩm của bạn là giải pháp tối ưu nhất cho nhu cầu của họ và ít nhất là họ nên dùng thử sản phẩm của bạn. Trong điều kiện lý tưởng nhất, những sản phẩm của bạn không chỉ ăn theo xu hướng mà còn phải dẫn đầu xu hướng hoặc thậm chí là tạo ra xu hướng mới. Khi đó, khách hàng sẽ tự động tìm đến bạn. Trên đây là lý thuyết về top 8 các cách tăng doanh số bán hàng mà một doanh nghiệp nên áp dụng. Tùy thuộc vào thực tế bán hàng và nguồn lực của doanh nghiệp mà bạn cân nhắc áp dụng những giải pháp phù hợp nhất. Trên hết, trong quá trình thực hiện, bạn cần vận dụng một cách linh hoạt và có sáng tạo. Trong kinh doanh không nên tồn tại những khuôn mẫu. Hãy phá vỡ lối suy nghĩ theo lối mòn để sáng tạo ra những giải pháp mới phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao.

12/07/2022 Đọc tiếp >>